“Nó là một kế hoạch Ponzi” – đây là một lời cáo buộc phổ biến đối với Bitcoin (BTC). Với những người giữ BTC để kiểm lời, các nhà phê bình cho rằng cần phải bán cho những “fan cuồng” khác ở mức giá cao hơn. Điều này về cơ bản là sai.
Nội dung chính
Cấu tạo của một mô hình Ponzi
Ponzi là một kế hoạch đầu tư lừa đảo với hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng rủi ro thấp. Tương tự như mô hình kim tự tháp, những người tham gia sớm sẽ thu lời từ các nhà đầu tư mới, dự án sẽ lấy tiền của người đến sau để trả lãi cho người đến trước và đến khi không còn nhà đầu tư mới tham gia nữa, mô hình này sẽ sụp đổ.
Một số ví dụ về Ponzi trong lịch sử như Bernie Madoff và Allen Stanford – những người từng thực hiện các kế hoạch Ponzi nổi tiếng bằng cách sử dụng các công ty tài chính để che mắt, lừa đảo hàng tỷ người. Hay một vài mô hình Ponzi tiền điện tử khét tiếng như BitConnect, Onecoin, Hextracoin, Plus Token,..
Các nhà phê bình như Nouriel Roubini – nhà kinh tế người Mỹ, rất kiên quyết với quan điểm rằng Bitcoin là Ponzi. “Đối với những người chấp nhận sớm, để có thể bán Bitcoin của họ có lợi nhuận, họ cần phải lôi kéo các nhà đầu tư mới,” ông tuyên bố. Những người tham gia sớm này có quyền lợi khi chào hàng Bitcoin và khiến người khác mua vào công nghệ.
Và với những người ủng hộ Bitcoin như Anthony Pompliano và Rhythm Trader – những người có khả năng xung đột lợi ích thông qua việc nắm giữ lớn, điều đó thật dễ hiểu lý do tại sao những người ngoài cuộc có thể nghĩ việc khuyến khích những “kể ngốc” tham gia là cần thiết.
Lý thuyết kẻ ngốc hơn
Sai lầm khi xem Bitcoin như một mô hình kim tự tháp có liên quan chặt chẽ với niềm tin thường thấy rằng thành công của đồng tiền này phù thuộc vào “Lý thuyết kẻ ngốc hơn”. Lý thuyết kẻ ngốc hơn thường áp dụng cho các tài sản được định giá dựa trên kỳ vọng lợi nhuận phi lý của những ngươi tham thị trường trong tương lai hơn là giá trị nội tại của tài sản.
Nói một cách đơn giản, kẻ ngốc hơn là những người mua một tài sản vì họ tin rằng có thể bán nó cho người khác với giá cao hơn, người mà sau đó sẽ tiếp tục bán cho một kẻ ngốc hơn nữa để kiếm lợi nhuận, và cứ thế cho đến khi bong bóng nổ tung.
Một số ví dụ về các tài sản dựa trên lý thuyết kẻ ngốc hơn bao gồm cơn sốt Beanie Babies vào những năm 1990, kim loại quý như vàng và các đồ sưu tầm khác như CryptoKitties.
Một ví dụ điển hình khác của hiện tượng này là bong bóng đầu cơ altcoin năm 2017. Các team kém về năng lực ở các quốc gia có quy định pháp lý lỏng lẻo như Đông Âu và Đông Nam Á, đã có thể huy động hàng triệu USD thông qua ICO bằng cách đưa blockchain hoặc token hóa vào bất kỳ ý tưởng xa vời nào.
Sau khi chứng khiến những token từ các dự án ICO x10 chỉ sau 1 đêm, thay vì đánh giá giá trị tiềm năng mà các startup này có thể mang lại, các nhà đầu tư lại chỉ nhìn vào các “yếu tố thổi phồng” của các đồng coin.
Bitcoin có phải chỉ dành cho những kẻ ngốc?
Phải thừa nhận rằng, phần lớn mọi người tham gia vào Bitcoin vì họ hy vọng sẽ mang lại lợi nhuận. Đầu cơ một yếu tố đóng góp lớn cho sự biến động tiêu cực của Bitcoin.
Tuy nhiên, không giống như mô hình Ponzi, Bitcoin không đòi hỏi các nhà đầu tư mới phải tự duy trì. Theo giải thích của nhà nghiên cứu ẩn danh Hasu:
“Giá trị kỳ vọng của mô hình kim tự tháp sẽ giảm sau khi chúng ta ở trong chu kỳ chấp nhận. Nhưng giá trị kỳ vọng của một mạng lưới tốt, như tiền tệ, sẽ tăng lên khi nó trở nên hữu ích hơn và nhiều người sở hữu nó.”
Mạng lưới phát triển theo cấp số nhân
Ý tưởng đằng sau các network là giá trị của chúng sẽ tăng theo cấp số nhân với số lượng người dùng. Khái niệm này được mã hóa nổi tiếng trong luật Metcalfe, trong đó nêu rõ giá trị của các công nghệ truyền thông như internet, mạng xã hội và Bitcoin, tỷ lệ thuận với bình phương số lượng người dùng (n^2) trên network.
Những hiệu ứng này có thể tạo ra các vòng phản hồi tích cực. Khi nhiều người tham gia vào một mạng, nó có thể tạo ra hiệu ứng bandwagon (Hiệu ứng đoàn tàu), trong đó tốc độ chấp nhận của người dùng tăng lên khi giá trị của mạng tăng lên.
Về cơ bản, các hiệu ứng mang lại lợi ích rõ ràng cho Bitcoin. Là một loại tiền tệ, càng nhiều người nhận ra BTC và chấp nhận nó thì nó càng có giá trị. Khi Bitcoin được giao dịch nhiều hơn, tính thanh khoản cao hơn, thì nó càng trở nên hữu ích cho các khu vực địa lý nhiều triệu USD.
Bitcoin có giá trị thực
Sự khác biệt chính giữa Bitcoin và các mặt hàng khác xoay quanh ý tưởng về một “mạng lưới tốt.” Không giống như kim loại quý và đồ sưu tầm, Bitcoin có tiện ích cơ bản như một phương thức thanh toán và lưu trữ giá trị.
Charlie Lee – CEO Litecoin, đã mô tả ngắn ngọn vấn đề mà Bitcoin giải quyết được trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9 với CryptoSlate:
“Hôm nay, nếu tôi muốn gửi một số tiền lớn ra nước ngoài thì tôi phải thực hiện chuyển khoản ngân hàng, chi phí là 20 – 35 đô la cho mỗi lần chuyển, và phải mất nửa ngày. Và bạn phải trải qua những thử thách để biến điều đó thành hiện thực. Và nó có thể được kiểm duyệt, và thậm chí có thể đảo ngược.”
Hàng chục tỷ USD giá trị BTC được giao dịch mỗi tháng qua mạng lưới blockchain. Trong 3 tháng qua, Bitcoin đã tạo ra khối lượng thanh toán trung bình hàng tháng là 23 tỷ đô la.
Một so sánh tham khảo, Venmo có khối lượng thanh toán trung bình mỗi tháng của quý 2 năm 2019 là 8 tỷ USD. Tổng khối lượng thanh toán xuyên biên giới của PayPal trung bình là 10 tỷ USD mỗi tháng, ít hơn một nửa giá trị được chuyển qua Bitcoin. PayPal có mức vốn hóa thị trường là 122 tỷ USD, trong khi Bitcoin là 185 tỷ USD. (Lưu ý, đây chỉ là một so sánh Táo và Cam và chỉ hữu ích cho việc khái niệm hóa quy mô Bitcoin hoạt động hiện tại.)
Không giống như Paypal, những người ở các quốc gia có chế độ tiền tệ không đáng tin cậy như Venezuela, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị khó bị tịch thu. PayPal nổi tiếng với việc giữ hoặc trì hoãn các khoản tiền của khách hàng và đáp ứng yêu cầu của các chính phủ độc tài. Bitcoin, không như vậy.
Không bao giờ quá muộn để chấp nhận
Vì Bitcoin được hưởng lợi từ các hiệu ứng mạng, vì vậy không bao giờ có chuyện “quá muộn để mua”, Hasu cho biết. Không giống như một trò lừa đảo Ponzi – nơi giá trị cho các nhà đầu tư sẽ bị giảm sau khi có thêm một người mới tham gia, đối với một mạng lưới tốt, nó lại ngược lại.

“Bởi vì Bitcoin trở nên hữu dụng hơn vào cuối mỗi chu kỳ chấp nhận, do đó sẽ không bao giờ có điểm mà người mua cận biên có thể mất khi chấp nhận nó,” Hasu tiếp tục.
Khi nhìn vào lịch sử tổng quan của Bitcoin, đại đa số các nhà đầu tư sẽ có lợi từ việc mua tiền điện tử. Điều này có thể thấy được khi phân tích giá thực hiện trên mỗi Bitcoin, đo lường giá mua BTC trung bình.

Hiện nay, giá trung bình mà các nhà đầu tư trả để mua mỗi Bitcoin là khoảng 5.700 USD. Trong tổng thể, điều này có nghĩa là khoản đầu tư BTC của các nhà đầu tư đang tăng 82%. Khi nhìn vào số liệu chi tiết hơn, câu chuyện thậm chí còn hứa hẹn hơn.

Tính toán vùng vào/ra của dòng tiền (In/Out of the money) xác định khung giá mà mọi người đã mua coin của họ và liệu khoản đầu tư có sinh lời hay không. Nếu giá thị trường hiện tại lớn hơn cơ sở chi phí trung bình thì địa chỉ là vùng có tiền (In The Money).
Hiện tại, phần lớn các địa chỉ – khoảng 80% – sẽ có lợi nhuận nếu họ bán ngay hôm nay.
Đầu cơ parabolic hay giá trị cơ bản?
Mọi người sẽ mất tiền với BTC khi kỳ vọng trong ngắn hạn giá của nó nhanh chóng vượt xa tốc độ tăng trưởng của mạng lưới. Điều này gần đây đã được thấy trong thị trường điên rồ năm 2017, đưa Bitcoin từ mức 1.000 USD lên mức cao nhất mọi thời đại gần 20.000 USD vào cuối năm. Và đây là lúc áp dụng lý thuyết kẻ ngốc hơn. Khi FOMO thúc đẩy mọi người tận dụng đòn bẩy quá mức thông qua thẻ tín dụng và giao dịch ký quỹ thì thị trường đang đến cuối của thời kỳ tăng giá.
Nhưng nếu nhìn từ góc độ cơ bản, Bitcoin tồn tại càng lâu và càng nhiều người sử dụng nó để giao dịch thì nó càng trở nên có giá trị.
Và không giống như hàng hóa, cơ sở hạ tầng xung quanh đồng tiền điện tử đầu tiên cũng được cải thiện nhanh chóng. Các phương thức lưu trữ và gửi Bitcoin sẽ được cải thiện, các chuyển đổi từ fiat sang BTC và ngược lại sẽ dễ tiếp cận hơn, và các nâng cấp lớp thứ hai như Lightning Network sẽ giúp mở rộng quy mô mạng.
Phản biện các nhà phê bình
Bây giờ để trả lời câu hỏi ban đầu, “Bitcoin có phải là một mô hình Ponzi không?” Các nhà đầu tư tiềm năng chỉ cần tự hỏi liệu một hệ thống Bitcoin trưởng thành có thực sự hữu ích hay không, Hasu lập luận.
Nếu có, thì không có lý do gì để mong hệ thống sụp đổ nếu có nhiều người tham gia (hoặc nếu mọi người ngừng tham gia). Bitcoin như một hệ thống sẽ trở nên có giá trị hơn theo thời gian, và do đó, giá trị của nó sẽ được đánh giá cao khi nhiều người coi trọng nó và chấp nhận nó.
Nhìn vào bức tranh lớn hơn, bây giờ vẫn còn quá sớm trong đường cong chấp nhận Bitcoin. Khi giá trị mạng lưới Bitcoin tăng tốc, tiện ích của nó có thể sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Trong lịch sử mạng, lần thứ hai tốt nhất để chấp nhận Bitcoin là 10 năm trước. Nhưng thực sự, thời điểm tốt nhất để chấp nhận công nghệ là ngay bây giờ.
Có thể bạn quan tâm:
- Bobby Lee: Giá Bitcoin nhắm mục tiêu $200.000 với “nhiều chu kỳ sắp tới”
- Người dân Cuba đang sử dụng Bitcoin để tiếp cận với nền kinh tế toàn cầu
- Chính quyền Mỹ sẽ cấm Bitcoin khi giá đồng tiền này đạt 100.000 USD
Tham gia kênh của chúng tôi để cập nhật tin tức và kiến thức hữu ích nhất tại:
- Telegram: https://t.me/toiyeubitcoin
- Facebook: https://www.facebook.com/toiyeubitcoindotcom/
Theo CryptoSlate
Biên dịch bởi ToiYeuBitcoin