Peter Brandt: Trader huyền thoại và những kinh nghiệm xương máu khi tham gia thị trường Crypto (phần 1)

0

Peter Brandt được mệnh danh là một trader huyền thoại với 43 năm kinh nghiệm giao dịch trên thị trường tài chính bằng mô hình cổ điển. Đối với Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung, ông cũng dành sự quan tâm rất đặc biệt, ông thường xuyên đưa ra các nhận định kỹ thuật crypto trên trang twitter cá nhân. Dưới đây là một số kinh nghiệm cực kỳ giá trị được ông chia sẻ khi tham gia thị trường crypto.

Trader huyền thoại Peter Brandt chia sẻ kinh nghiệm khi tham gia thị trường Crypto (phần 1)

1. Giới hạn mức lỗ là nhân tố Trading quan trọng nhất. Vốn chính là hàng tồn kho của một trader. Nếu mất hàng thì không thể kinh doanh gì hết.

2. Khi trader phân tích “Sai”, nó được gọi là lần dự đoán được rút kinh nghiệm. Khi trader “Sai”, nó được gọi là thua lỗ. Khác biệt rất lớn.

3. Có 2 nhân tố quan trọng của bất kỳ một lệnh nào: xu hướng và thời điểm. Chỉ cần sai 1 trong 2 thì lệnh sẽ sai. Tôi muốn tập trung phần lớn vào thời điểm để cho nếu tôi sai về xu hướng thì thua lỗ sẽ ít thôi.

4. Tôi đã đủ già để chứng kiến các ngân hàng bị đóng cửa trong năm 1929 (đại khủng hoảng). Sẽ có ngày mà các ngân hàng (các sàn giao dịch crypto) sẽ bị đóng cửa khi trader muốn rút Tether. Short tether tại bất kỳ giá nào gần $1 là một cú trade tốt.

5. Nếu giá BTC đạt đến mức $100.000 các trader sử dụng đường trung bình sẽ vượt xa nhiều lần các trader sử dụng các công cụ rối rắm (Bollinger Bands, RSI, Fibs, biểu đồ, trendline,…) và sẽ vượt xa cực kỳ các trader dính dáng tới shitcoin.

6. Có một sai lầm nghiêm trọng trong suy nghĩ của nhiều trader non tay rằng nếu có đủ số lượng trader thấy cùng một mô hình giá thì mô hình đó sẽ trở thành đúng. Thực ra điều ngược lại mới đúng. Các mô hình biểu đồ được phát hiện và giao dịch theo bởi quá nhiều trader sẽ thất bại.

7. Nếu bạn có cảm giác cần phải giao dịch, khao khát được vào lệnh, và niềm thôi thúc lúc nào cũng muốn vào thị trường, thì thôi hãy tới Las Vegas đánh bạc. Ít ra bạn sẽ có được một bữa bò bít tết giá rẻ và nước uống miễn phí sau khi đánh mất tiền.

8. Không bearish không có nghĩa là bullish.

9. 4 điều dưới đây ảnh hưởng rất tiêu cực tới hiệu suất của trade theo biểu đồ:

  • Cảm giác cần phải đoán đúng
  • Sự ám ảnh về tỷ lệ thắng (win rate)
  • Sự ám ảnh về khả năng một mô hình sẽ thành công (nếu thành công có ý nghĩa nào đó)
  • Sự chối bỏ các đỉnh trước đó

10. Phần lớn các trader thực sự giỏi mà tôi đã gặp có được lợi nhuận thuần chỉ từ 15% số lệnh giao dịch của họ. Một trong các phần khó nhất của trading là sống sót qua 85% số lệnh giao dịch còn lại (với số lỗ ít và lời nhỏ đến trung bình) để có được 15% kia.

11. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một trader pro, câu hỏi bạn nên đặt ra không phải là “Năm nay kiếm được bao nhiêu lợi nhuận?”. Câu hỏi bạn nên đặt là “Làm sao để sống sót trên thị trường trong 30 năm tới?”.

12. Một trader mới vào nghề trước tiên phải học cách để thua, trước khi học cách để thắng. Thua lỗ là một chức năng cơ bản của việc học bảo toàn vốn.

13. Một trader nên có nhận định về các khung thời gian khác nhau của một thị trường. Nếu các khung thời gian đi chung hướng thì đó là thời điểm để trade, còn nếu không thì đứng ngoài quan sát.

14. Một thực tế của trading – một trader luôn đặt khối lượng lệnh quá lớn khi dự đoán sai, và quá nhỏ khi dự đoán đúng.

15. Trong suốt 43 năm giao dịch phái sinh của tôi, những cú trade tốt tự nhiên tìm thấy tôi và bản thân chúng rất “tự tin”. Việc nghiên cứu các mẫu hình biểu đồ để tìm một cú trade thực sự rất vô nghĩa.

16. Tất cả những tay phân tích kỹ thuật non nghề dường như bị ám ảnh bởi sự đáng tin cậy của mẫu hình. Còn bản thân tôi thì chỉ quan tâm tới việc một mẫu hình giá đem lại cho mình một cú trade hoà. (ý nói mẫu hình giá chỉ cần đem lại một cú trade hoà đã là tốt lắm rồi, đừng quá trông đợi là mẫu hình sẽ thành công và đem lại lợi nhuận)

17. USDTRY là một ví dụ tuyệt vời khi biểu đồ có sự biến đổi và đem lại các khả năng khác nhau. Tam giác cân được định nghĩa như là “mẫu hình của sự không quyết đoán và bối rối”. Tôi chỉ trade khi đã xuất hiện phá vỡ và luôn tránh xa các thị trường đi ngang.

18. Công thức của thảm hoạ trading:

  • FOMO (fear of missing out) + FOL (fear of losing) = Cháy Tài Khoản

19. Tôi hoàn toàn tin rằng các nhân tố cơ bản dẫn đường cho giá, nhưng như Bloomberg và CNBC thì tôi chỉ có thể biết được các nhân tố cơ bản có ý nghĩa gì sau một năm khi xu hướng đã kết thúc từ lâu.

20. Có rất nhiều vết xe đổ mà các trader mới đặt chân vào thị trường hay đi theo, một vài trong số đó:

  • Win rate – sự ám ảnh cần phải đoán đúng
  • Tìm kiếm lệnh thứ 2 có setup y hệt lệnh đầu tiên (ý nói thị trường luôn thay đổi, setup thứ 2 giống setup 1 chưa chắc sẽ thành công)
  • % thời gian một mẫu hình sẽ thành công
  • Bắt dao rơi
  • Tìm kiếm một cú trade (ý nói đừng tìm kiếm các cú trade, những trade tốt sẽ tự động xuất hiện và tìm đến ta)

21. Bạn có sẵn lòng đợi hàng tuần mà không trade chỉ để một cú trade đẹp xuất hiện? Tính kiên nhẫn sẽ thanh toán hoá đơn hàng tháng cho bạn.

22. Trader không tìm kiếm các cú trade tốt – các cú trade tốt tìm kiếm trader. Những cú trade đẹp nhất sẽ tự xuất hiện.

23. Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc đoán đúng và kiếm được tiền. Các trader bị ám ảnh bởi việc phải đoán “đúng” thường sẽ mất tiền trong dài hạn.

24. Nếu bạn định hỏi tôi bao nhiêu tiền tôi dự tính sẽ kiếm được trong cú trade hay chuỗi trade tiếp theo, tuần tới, tháng sau hay năm sau tôi phải trả lời: “Tôi không hề biết.” Tôi không thể kiểm soát các kết cục của các cú trade, tôi chỉ có thể kiểm soát được quá trình trade của chính mình.

25. Người ta hay hỏi tôi về tỷ lệ thành công của các mẫu hình giá. Đây là CÂU HỎI SAI! Tôi thì hỏi bản thân mình các điều sau: Khả năng là như thế nào của việc:

  • Tôi có thể nhanh chóng dời stop loss về điểm hoà vốn được không?
  • Một mục tiêu có thể được chạm tới mà không bị ngăn cản?
  • Tỷ lệ thành công của một mẫu hình là không xác định được.

26. Các mẫu hình cổ điển được phát hiện chính xác sẽ thể hiện sức mạnh của lực mua và bán trên thị trường. Mẫu hình giá thể hiện hình học hoá năng lượng của cung cầu và tài sản được phân tích.

27. Sự phân phối không phải giai đoạn cuối cùng của một xu hướng – tiếp sau sự phân phối sẽ là hoảng loạn khi phe bò thốt lên “tôi không quan tâm giá sẽ đi đâu nữa, tôi cần phải thoát khỏi vị thế của mình chỉ để dừng lại cơn đau.”

28. Có bao giờ bạn có cảm giác bạn thậm chí chẳng thể có nổi một cú trade thắng? Tôi là người bạn cũ của cảm giác này, mặc dù may mắn thay nó không hề tới thăm tôi trong năm nay.

29. Đừng bao giờ đuổi theo một tín hiệu. Sẽ luôn có một ngày khác, một thị trường khác. Nếu bạn lỡ một bước giá thì có sao đâu? Thị trường vẫn luôn còn đó, vấn đề là bạn có sống sót đủ lâu để trade nó hay không thôi.

30. Bitcoin là để trade, chứ không phải để tôn thờ. Cẩn thận nhé những kẻ cuồng tiền mã hóa, để khỏi phải tôn thờ nhầm thánh.


Tham gia kênh của chúng tôi để cập nhật tin tức và kiến thức hữu ích nhất tại:

Theo TraderViet
Biên soạn lại ToiYeuBitcoin

3.7/5 - (3 bình chọn)
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments